1. Châm cứu chữa đau vai gáy là làm gì?
Châm cứu là phương pháp sử dụng 1 loại kim mỏng chuyên biệt, đã được khử trùng và tiến hành châm trên bề mặt da. Nguyên lý của châm cứu là dựa trên hoạt động của khí trong cơ thể. Khí chạy dọc theo chiều thuận khắp cơ thể để cân bằng âm dương. Khi dòng chảy của khí bị tắc nghẽn hay gián đoạn, cân bằng âm dương bị đảo lộn sẽ gây ra các cơn đau nhức. Liệu pháp châm cứu sẽ làm khai thông khí huyết, khôi phục cân bằng của khí, tạo ra phản ứng tự nhiên của cơ thể trong việc chữa trị.
Theo giải thích của các nhà khoa học, kim châm kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin – một loại chất giảm đau nội sinh, giúp xoa dịu cơn đau và tăng khoái cảm.
2. Có mấy hình thức châm cứu để điều trị đau cổ và vai gáy?
Hiện có 3 phương pháp châm cứu cơ bản: điện châm (dùng dòng điện để tăng kích thích của kim vào huyệt), thủy châm (dùng thuốc tiêm trực tiếp vào các huyệt), cứu ngải (dùng điếu ngải châm lửa rồi hơ vào huyệt). Trong đó điện châm là cách phổ biến nhất.
3. Châm cứu đau cổ vai gáy tác động đến huyệt nào?
Các huyệt vị phổ biến là: Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên tông, Đại chùy, Phế du, Giáp tích, Kiên ngung, Kiên trinh, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, A thị huyệt.
Vùng da bên ngoài các vị trí huyệt vị này sẽ được sát khuẩn, sau đó mới châm kim vào huyệt vị.
4. Đau cổ vai gáy có châm cứu được không, có hiệu quả không?
Đau vai gáy xuất phát chủ yếu do các rối loạn ở hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Tình trạng phổ biến nhất, đau vai gáy là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan cột sống cổ (như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống).
Trong khi đó cơ chế của châm cứu chỉ có thể xoa dịu triệu chứng đau và hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể tác động nguyên nhân gốc rễ gây bệnh là do sự sai lệch trong cấu trúc cột sống. Chính vì vậy sau châm cứu, người bệnh có thể giảm bớt cơn đau vai gáy, cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ dừng lại trong một thời gian ngắn, vì cơn đau vẫn tiếp tục tái diễn sau đó.
Như vậy vẫn rất cần liệu trình điều trị khác có thể sắp xếp lại cấu trúc cột sống thì người bệnh mới dễ dàng thoát khỏi cơn đau hẳn và phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Hiệu quả này đã được công nhận và đánh giá cao trong phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
5. Châm cứu vùng vai gáy có rủi ro không?
Nếu không được thực hiện bài bản, châm cứu vẫn có thể gây tổn thương thần kinh, dẫn đến liệt hoặc teo cơ. Ngoài ra nếu dụng cụ châm cứu không được sát khuẩn kỹ càng, tình trạng nhiễm trùng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trên thực tế đã từng có một bệnh nhân sau châm cứu phải nhập viện vì triệu chứng sốt và đau vùng cổ, đau vai gáy tăng. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật vì áp xe trung thất – bệnh lý nhiễm trùng nặng gây biến chứng vỡ vào mạch máu lớn, vào màng tim, tràn mủ màng phổi. Đây là hệ lụy từ việc lây nhiễm qua dụng cụ châm cứu. Vì vậy trước khi quyết định châm cứu chữa đau vai gáy, người bệnh cần hết sức thận trọng.
6. Không phải ai cũng có thể áp dụng châm cứu?
Đúng vậy. Những trường hợp không nên châm cứu là:
- Người bị căng thẳng vì sợ kim châm, không có thái độ hợp tác.
- Người có thể trạng yếu, suy kiệt kéo dài.
- Người mắc các bệnh liên quan tim mạch, tiểu đường.
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không châm cứu, vì có thể dễ bị động thai.
- Không châm cứu khi ăn quá no hay quá đói, say rượu.
Như vậy nhìn chung, không phải ai cũng có thể áp dụng châm cứu chữa đau vai gáy. Hơn nữa phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nên dành cho các trường hợp đau nặng và muốn cắt cơn đau nhanh chóng. Thế nhưng những rủi ro từ châm cứu cũng không phải nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng, teo cơ hoặc bại liệt.